Lịch sử triều đại Joseon (1392 – 1910) – triều đại cuối cùng của bán đảo Hàn
10/06/2024Qua gần 5000 năm dựng nước và giữ nước, cả thế giới biết đến Hàn Quốc là một đất nước có bề dày lịch sử. Trải qua biết bao biến động thăng trầm nhưng đất nước này vẫn luôn giữ được một nét văn hóa riêng biệt. Văn hóa Hàn Quốc đã có nhiều thay đổi theo từng triều đại. Thế nhưng triều đại Joseon dường như là có ảnh hưởng lớn nhất. Và đồng thời còn lưu lại nhiều văn hóa tới thời nay nhất. Hãy cùng Zila tìm hiểu lịch sử của triều đại dài nhất bán đảo Hàn này cũng như khám phá một số nét tiêu biểu trong thời Joseon nhé.
NỘI DUNG CHÍNH
I. Thành lập triều đại Joseon (조선)
Cuối thế kỷ 14, triều đại Goryeo lung lay. Trung Quốc xuất hiện triều nhà Minh, triều đình hoàng gia Goryeo chia thành 2 phe: phe của tướng Lee (ủng hộ nhà Minh) và phe của tướng Choe. Năm 1388, sứ giả nhà Minh đến Geryeo, yêu cầu trao lại phần lãnh thổ phía Bắc cũ. Do đó, tướng Choe lên kế hoạch tấn công bán đảo Liêu Đông. Tướng Lee được chọn làm lãnh đạo cuộc chiến, nhưng ông đã nổi dẩy và khởi xướng cuộc nổi dậy lật độ vua Woo để ủng hộ cho con trai của vua là Chang. Tuy nhiên, sau này tướng Lee đã giết chết cả vua Woo và Chang, rồi đưa Lee (vua Gongyang – Goryeo) lên ngai vàng.
Đến năm 1392, tướng Lee đã phế truất vua Gongyang, thành lập nên triều đại Joseon, chấm dứt 500 năm tồn tại của triều đại Goryeo. Năm 1394, ông chính thức dời đô từ Gaeseong về Hanyang. Triều đại Joseon kéo dài hơn 500 năm từ 1392 đến 1910. Lee Seong-gye đã xây dựng nhà nước Joseon dựa trên các nguyên tắc của Nho giáo mới làm tư tưởng thống trị, thay thế cho Phật giáo từ nhiều thế kỷ trước. Và đây là triều đại cuối cùng của Hàn Quốc và là triều đại Nho giáo cầm quyền lâu nhất.
Joseon được cho là sự đổi mới hoàn toàn và đã được nhà cầm quyền tán thành để bắt đầu một triều đại mới. Cái tên Joseon dịch ra có nghĩa là “Bình minh tươi mới”.
II. Các đời vua triều đại Joseon
STT | Hiệu | Tên riêng | Thời gian tại vị |
1 | Thái tổ (Taejo) | Lý Thành Quế (Lee Seong-gye | 이성계) | 1392–1398 |
2 | Định Tông (Jeonjong) | Lý Phương Quả (Lee Bang-gwa | 이방과) | 1398–1400 |
3 | Thái Tông (Taejong) | Lý Phương Viễn (Lee Bang-won | 이방원) | 1400–1418 |
4 | Thế Tông (Sejong) | Lý Tạo (Lee Do | 이도) | 1418–1450 |
5 | Văn Tông (Munjong) | Lý Hướng (Lee Hyang | 이향) | 1450–1452 |
6 | Đoan Tông (Danjong) | Lý Hoằng Vĩ (Lee Hong-wi | 이홍위) | 1452–1455 |
7 | Thế Tổ (Sejo) | Lý Nhu (Lee Yu | 이유) | 1455–1468 |
8 | Duệ Tông (Yejong) | Lý Hoảng (Lee Gwang | 이광) | 1468–1469 |
9 | Thành Tông (Seongjong) | Lý Huyện (Lee Hyeol | 이혈) | 1469–1494 |
10 | Yên Sơn Quân (Yeonsangun) | Lý Long (Lee Yung | 이융) | 1494–1506 |
11 | Trung Tông (Jungjong) | Lý Dịch (Lee Yeok | 이역) | 1506–1544 |
12 | Nhân Tông (Injong) | Lý Hạo (Lee Ho | 이호) | 1544–1545 |
13 | Minh Tông (Myeongjong) | Lý Hoàn (Lee Hwan | 이환) | 1545–1567 |
14 | Tuyên Tổ (Seonjo) | Lý Diên (Lee Yeon | 이연) | 1567–1608 |
15 | Quang Hải Quân (Gwanghaegun) | Lý Hồn (Lee Hon | 이혼) | 1608–1623 |
16 | Nhân Tổ (Injo) | Lý Tông (Lee Jong | 이종) | 1623–1649 |
17 | Hiếu Tông (Hyojong) | Lý Hạo (Lee Ho | 이호) | 1649–1659 |
18 | Hiển Tông (Hyeonjong) | Lý Bôn (Lee Yeon | 이연) | 1659–1674 |
19 | Túc Tông (Sukjong) | Lý Đôn (Lee Sun | 이순) | 1674–1720 |
20 | Cảnh Tông (Gyeongjong) | Lý Quân (Lee Yun | 이윤) | 1720–1724 |
21 | Anh Tổ (Yeongjo) | Lý Khâm (Lee Geum | 이금) | 1724–1776 |
22 | Chính Tổ (Jeongjo) | Lý Toán (Lee San | 이산) | 1776–1800 |
23 | Thuần Tổ (Sunjo) | Lý Công (Lee Gong | 이공) | 1800–1834 |
24 | Hiến Tông (Hyeonjong) | Lý Hoán (Lee Hwan | 이환) | 1834–1849 |
25 | Triết Tông (Cheoljong) | Lý Biện (Lee Byeon | 이변) | 1849–1863 |
26 | Cao Tông (Gojong) | Lý Mệnh Phúc (Lee Myeong-bok | 이명복) | 1863–1907 |
27 | Thuần Tông (Sunjong) | Lý Thác (Lee Cheok | 이척) | 1907–1910 |
Vua Sejong – người tạo ra bảng chữ cái Hangeul
III. Các nghi lễ và giá trị của Nho giáo
Với Nho giáo, lòng hiếu thảo là một truyền thống để con cháu tôn trọng tổ tiên và người lớn trong gia đình. Theo xã hội xưa, là một vị vua trị vì đất nước, việc thực thi các nghi lễ tổ tiên là vô cùng cần thiết trong cuộc sống thời Joseon. Các linh mục pháp sư Hàn Quốc và các giáo sĩ Phật giáo trong nhiều thế kỷ đã thực hiện truyền thống này. Dân chúng cũng tiếp nhận Nho giáo để áp dụng vào trong đời sống hàng ngày. Điển hình như các lễ nghĩ phép tắc “Tam cương ngũ thường”.
Ba cương lĩnh
- Quân vi thần cương: Quân với thần
- Phụ vi tử cương: Cha với con
- Phu vi thê cương: Vợ với chồng
- Người trên (quân, phu, phụ) phải chăm sóc, bảo vệ, bao dung người dưới (thần, thê, tử). Còn người dưới phải kính nhường, yêu thương, phục tùng và biết ơn người trên.
Năm điều về nhân luân (luân lý)
- Quân thần hữu nghĩa: Vua tôi có cái nghĩa
- Phụ tử hữu thân: Cha con có tình thân
- Phu phụ hữu biệt: Vợ chồng có sự khác biệt
- Trường ấu hữu tự: Huynh trưởng và trẻ con có trật tự trên dưới
- Bằng hữu hữu tín: Bạn bè thành thật tin tưởng nhau
Tam cương ngũ thường tuy dần thay đổi theo từng thời đại nhưng vẫn tác động nhiều đến Hàn Quốc ngày nay. Văn hóa kính trên nhường dưới luôn được người dân Hàn Quốc coi trọng và chỉ dạy lại cho con cháu.
Ví dụ: Văn hóa người trẻ kính trọng người già. Khi lên xe bus thì nhường chỗ cho người già cũng là xuất phát từ tư tưởng Nho giáo “tam cương ngũ thường” của thời đại Joseon.
IV. Xã hội triều đại Joseon
Từ thời đại Joseon đã khám phá ra các hình thức làm đẹp cho phụ nữ nhưng vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc Nho giáo mới thể hiện ở tầng lớp thượng lưu. Trong khi phần lớn các tầng lớp xã hội khác dựa trên sự di truyền. Các quan chức chính quyền được đảm bảo vị trí của mình thông qua các kỳ thi của triều đình dựa trên giáo lý Nho giáo. Một trong những hậu quả của điều này là sự phân biệt giới tính ngày càng lớn giữa. Phụ nữ của thời đại này bị xem nhẹ, không có tiếng nói, luôn phải ở nhà phục vụ gia đình và chăm nom con cái.
Trong những lần cải cách tiếp theo để thúc đẩy các nghiên cứu Nho giáo, đã xuất hiện “Hangeul” vào năm 1446. Hangeul cho phép các tác phẩm kinh điển của Trung Quốc được dịch sang ngôn ngữ Triều Tiên. Phát minh mới này có tác động sâu rộng hơn bằng cách cho phép tất cả các thành viên trong xã hội (kể cả những người không tham gia giáo dục tiếng Trung Quốc cổ điển) có thể đọc và viết. Hangeul ngay lập tức tạo ra một loạt các hoạt động mới, phổ biến là viết thư cá nhân.
V. Sự tiếp nối và những thay đổi trong Phật giáo
Phật giáo vốn là thành trì đạo đức và tôn giáo của các triều đại Hàn Quốc trước đây. Nhưng với nghi thức nhà nước Nho giáo, Phật giáo đã bị giáng xuống một phạm vi riêng tư sâu sắc hơn về sự thờ phụng cá nhân giữa các thành viên của triều đình và xã hội khi nói đến vấn đề của cuộc sống. Các đối tượng sùng đạo đã được ủy thác để hỗ trợ các yêu cầu cầu nguyện cho một cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh và mong muốn tái sinh thành công ở thế giới bên kia. Nhưng với nghĩa vụ sinh con trai, phụ nữ của triều đình và xã hội Joseon trở thành những người ủng hộ trung thành nhất.
VI. Khu lăng tẩm triều đại Joseon
Lăng tẩm Hoàng gia Joseon là khu mộ cổ, nơi chôn cất của hoàng tộc trong 25 đời vua, được xây dựng từ năm 1408 đến 1966. Khu lăng tẩm này đã được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa thế giới” vào năm 2009. Hoàng lăng Joseon được phân chia thành 2 khu: khu Neung (능 – 陵) bao gồm mộ của Vua, Vương hậu và những người được truy thành vua, vương hậu và khu Won (원, 園) là nơi yên nghỉ của Thái tử, Thái tử phi,… Tổng cộng có 40 ngôi mộ khu Neung và 13 ngôi mộ khu Won. Đây là quần thể còn được bảo toàn nguyên vẹn nhất cho đến bây giờ.
Nguyên tắc xây dựng lăng mộ dựa vào phong thủy và tiêu chuẩn Tôn giáo. Nguyên tắc cơ bản là “bối sơn lâm thủy” – phía sau có núi, phía trước có dòng nước chảy. Hệ thống lăng tẩm này cũng như những lễ nghi, thể hiện chữ “Trung” và chữ “Hiếu” trong Nho giáo. Bên cạnh lăng mộ, còn có các bức tượng điêu khắc mang ý nghĩa bảo vệ cho nơi an nghỉ của các thành viên Hoàng tộc. Đặc biệt, chỉ quanh mộ vua mới có tượng đá chiến binh – biểu tượng quyền lực của một vị hoàng đế.
VII. Những điều chưa biết về triều đại Joseon
Mặc dù hứng chịu những cuộc tấn công từ ngoại quốc, triều đại Joseon vẫn tồn tại ổn định qua nhiều thế kỉ. Triều đại này cũng tự bảo vệ mình bằng những chính sách đối ngoại cô lập. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ XIX, Hàn Quốc buộc phải mở các hải cảng của mình để giao dịch.
Việc giới thiệu nhiếp ảnh và giáo dục trong nỗ lực hiện đại hóa giáo dục của Hàn Quốc vào năm 1897 đã mang đến những thay đổi về phong cách trong nghệ thuật (từ sự hào hoa của nhà vua, triều đình cho đến ảnh hưởng của họ đối với phần còn lại của xã hội Joseon, từ sự thể hiện của các cá nhân đến việc thực hành thờ cúng tổ tiên và Phật giáo). “Chính trị ảnh hưởng đến nghệ thuật”. Chính sách của nhà nước được các quan chức đầu tiên của Joseon giới thiệu đã tạo ra sản phẩm nghệ thuật mới phù hợp với nhu cầu của triều đại mới. Phần lớn được tạo ra bởi các nghệ nhân và nghệ sĩ triều đình vô danh.
Trong thời đại Joseon, văn hóa, khoa học kỹ thuật cũng có sự phát triển vượt bậc. Vua Sejong (1394 – 1450) đã sáng lập ra bảng chữ cái Hangeul Hàn Quốc vào năm 1446. Đồng hồ nước, thước đo mưa, đồng hồ mặt trời cũng là những phát minh của vị vua anh minh này.
Đồng hồ mặt trời
Đồng hồ nước
Xã hội thời Joseon chỉ chú trọng vào học thuật nên thương mại và sản xuất bị xem nhẹ, không theo kịp sự thay đổi của thế giới. Ngoài ra, Hàn Quốc hiện đại vẫn còn ảnh hưởng văn hóa phân biệt giai cấp từ thời Joseon. Cụ thể chia thành 4 giai cấp:
- Tầng lớp quý tộc: những người giàu có, nắm giữ quyền chính trị của đất nước.
- Tầng lớp trung lưu: những người làm công việc mang tính kỹ thuật như quan thông dịch, thầy thuốc.
- Tầng lớp thường dân: những người làm ruộng là chủ yếu và đóng thuế cho nhà nước
- Tầng lớp tiện dân: những nô tỳ, đồ tề (người giết mổ gia súc)
>> Xem thêm: 16 bộ phim cổ trang Hàn Quốc thời Joseon nên xem một lần trong đời
Tổng hợp: Zila Team
Zila là trung tâm chuyên về du học Hàn Quốc và luyện thi Topik có trụ sở tại Hồ Chí Minh. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn du học Hàn Quốc, Zila là một trong những trung tâm du học Hàn Quốc uy tín nhất hiện nay. Gần như tất cả thông tin du học Zila đều có thể giải đáp và cung cấp đến học viên và phụ huynh. Bất kỳ thắc mắc về điều kiện du học Hàn Quốc, trường đại học Hàn Quốc, chi phí du học Hàn Quốc, học bổng du học Hàn Quốc… đều được đội ngũ Zila tư vấn một cách tận tình. Liên hệ ngay Zila để được giải đáp mọi thông tin một cách ĐẦY ĐỦ, CHÍNH XÁC và MIỄN PHÍ. Hoặc bạn có thể xem thêm Dịch vụ tại Zila Education.
—
LIÊN HỆ NGAY
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC ZILA
☞ CN1: ZILA – 18A/106 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Đakao, Q.1, TP. HCM
☎ Hotline CN1: 028 7300 2027 hoặc 0909 120 127 (Zalo)
☞ CN2: ZILA – Tầng 3 (KVAC), 253 Điện Biên Phủ, P.7, Q.3, TP. HCM
☎ Hotline CN2: 028 7300 1027 hoặc 0969 120 127 (Zalo)
Email: contact@zila.com.vn
Website: www.zila.com.vn
Facebook: Du học Hàn Quốc Zila