Digital Marketing là gì? Cơ hội việc làm trong thời đại số
31/05/2024Trong thời đại thông tin số phát triển như hiện nay, ngày càng có nhiều khái niệm và ngành nghề mới được ra đời. Trong đó phải kể đến đến thuật ngữ Digital Marketing – một hình thức tiếp thị kỹ thuật số quảng bá sản phẩm đến khách hàng nhằm xây dựng thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng. Vậy cụ thể làm Digital Marketing là làm gì? Tính ứng dụng của Digital Marketing như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về Digital Marketing. Hãy cùng Zila tìm hiểu thôi nào!
NỘI DUNG CHÍNH
I. Digital Marketing là gì?
Digital Marketing được ghép bởi từ “Digital” là kỹ thuật số và “Marketing” là tiếp thị. Theo Philips Kotler – cha đẻ của Marketing hiện đại: “Digital Marketing là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và Internet”.
Có thể hiểu một cách đơn giản rằng là Digital Marketing – Tiếp thị Kỹ thuật số là các hoạt động marketing được thực hiện trên các thiết bị kỹ thuật số, điện tử như là smartphone, laptop, TV, radio, podcast, internet, ebook,… và kết nối Internet để tiếp thị hay quảng bá sản phẩm đến khách hàng.
II. Vì sao Digital Marketing trở thành xu hướng việc làm thời đại số?
Tốc độ lan rộng của mạng Internet cùng với sự phổ biến của các thiết bị thông minh như ngày nay đã giúp một lượng lớn người tiêu dùng và khách hàng tiềm năng có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin một cách dễ dàng, nhanh chóng. Thế nên hình thức marketing truyền thống như telesale, báo chí, triển lãm thương mại, biển quảng cáo, tờ rơi… không còn là sự lựa chọn hiệu quả nhất.
Thay vào đó, Digital Marketing ra đời và đóng nhiều vai trò quan trọng để ứng dụng hiệu quả trong việc khai thác và phân tích dữ liệu. Đây cũng là tài sản giá trị hàng đầu của một doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong kỷ nguyên số. Theo PGS. TS. Hồ Đắc Nguyên Ngã, nếu tận dụng được dữ liệu và phân tích tốt thì doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả quảng cáo, marketing lên khoảng 30%.
Đối với người làm Digital Marketing sẽ có cơ hội làm việc trong môi trường năng động, đồng nghiệp trẻ trung, không bị quá gò bó bởi các quy tắc. Bên cạnh đó, sự đổi mới trong lĩnh vực này có thể nói là luôn luôn thay đổi và không có điểm dừng. Bởi trong bối cảnh công nghệ phát triển như hiện nay, người làm Digital Marketing cũng luôn phải chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để kịp phản ứng với sự thay đổi của mọi đối tượng khách hàng và xã hội. Điều này giúp các bạn trẻ luôn có cảm giác mới mẻ, được thay đổi bản thân và đón chờ những thử thách mới.
III. Ưu điểm và nhược điểm của Digital Marketing
Bất cứ một lĩnh vực ngành nghề nào cũng có thế mạnh và mặt trái của nó. Dưới đây là tổng hợp những ưu điểm và nhược điểm phổ biến nhất đối với lĩnh vực Digital Marketing.
Ưu điểm
- Chi phí không quá cao so với khi chạy trên các kênh quảng cáo truyền thống như đài truyền hình, billboard, sự kiện…
- Tự do quyết định cách thức tiếp cận, điều chỉnh chi phí cho từng chiến dịch và quyết định sẽ chạy trong bao lâu.
- Giúp phân tích và đo lường hiệu quả các chỉ số trên các nền tảng mà doanh nghiệp thực hiện chạy quảng cáo.
- Khả năng tiếp cận nhanh chóng đến nhiều đối tượng khách hàng ở mọi nơi giúp cho chiến dịch quảng bá thành công hơn.
- Mở rộng mối quan hệ với khách hàng thông qua quá trình trao đổi linh hoạt trên Internet.
- Giúp doanh nghiệp nhắm đúng mục tiêu đối tượng khách hàng tiềm năng dựa trên các tiêu chí như độ tuổi, giới tính, hành vi, sở thích,…
- Giúp doanh nghiệp có thể hoạt động toàn thời gian mà không cần phải lo lắng về vấn đề giờ giấc hay vấn đề về nhân sự.
- Thuận tiện cho khách hàng khi có thể đặt hàng linh hoạt ở bất kì địa điểm, thời gian nào chỉ cần có Internet.
Nhược điểm
- Tuy Digital Marketing sẽ giảm được rất nhiều chi phí nhưng ngược lại đòi hỏi kỹ năng cao và khả năng triển khai việc quảng bá chuyên nghiệp từ bộ phận Marketing của doanh nghiệp.
- Xu hướng và kỹ thuật luôn thay đổi nên cần phải luôn cập nhật liên tục những xu hướng mới để không bị đào thải.
- Phụ thuộc vào công nghệ và các nền tảng trực tuyến.
- Xuất hiện những phản hồi tiêu cực có thể được gây ra từ đối thủ hoặc từ những sự cố ngoài ý muốn có thể gây trở ngại tới tên tuổi của doanh nghiệp.
- Dễ làm lộ thông tin khách hàng và doanh nghiệp nếu không đảm bảo tốt hệ thống bảo mật.
IV. Phân biệt Digital Marketing với Marketing Online
Digital Marketing và Marketing Online đều là những hình thức tiếp thị trên nền tảng kỹ thuật số. Tuy nhiên vẫn tồn tại những điểm vô cùng khác biệt giữa hai thuật ngữ này từ đặc điểm, phương thức hoạt động đến mục đích sử dụng.
Marketing Online
Là hoạt động Marketing được thực hiện trên môi trường Online và luôn phải phụ thuộc vào Internet, nếu không có Internet thì sẽ không thể dùng được. Tuy nhiên Marketing Online giúp quá trình bán hàng và thanh toán diễn ra nhanh chóng, thuận tiện và phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Marketing Online có thể giúp doanh nghiệp đo thu thập và phân tích dữ liệu từ người tiêu dùng một cách hiệu quả nhờ vào các công cụ hỗ trợ.
Digital Marketing
Digital Marketing diễn ra trên các thiết bị điện tử, có hoặc không có Internet đều được. Cụ thể như các quảng cáo trên một bảng quảng cáo điện tử ngoài trời, các màn hình điện tử chạy nội dung quảng cáo trong thang máy, bệnh viện, sân bay,… cũng được gọi là một hình thức của Digital Marketing nhưng không được gọi là Marketing Online, vì nó không kết nối Internet.
Việc đo lường và thu thập thông tin của hình thức này có phần tương đối khó hơn, vì chúng ta không thể biết được ai đã nhận tin nhắn hay khách hàng khi click vào có mua hay không. Còn phụ thuộc nhiều vào cơ sở hạ tầng như sóng truyền hình, sóng radio, sóng điện thoại,… Tuy nhiên, Digital Marketing giúp doanh nghiệp tăng cường nhận diện thương hiệu trong mắt khách hàng một cách hiệu quả nhất.
V. Mô hình 5Ds trong Digital Marketing
Để hiểu một cách cặn kẽ nhất về Digital Marketing thì chúng ta cần lưu ý 5 thành tố cốt lõi nhất được gọi là mô hình 5Ds trong Digital Marketing, dựa vào 5 thành tố này mà các chuyên gia marketing sẽ biến nó thành các tên gọi hay các phương pháp làm Digital Marketing khác nhau.
Digital Devices (Thiết bị Digital)
Đây là các công cụ, thiết bị mà doanh nghiệp sử dụng để tương tác với khách hàng tiềm năng. Ví dụ như các quảng cáo xuất hiện trên các thiết bị Smartphones, các thiết bị điện tử ngoài trời, nơi công cộng hoặc ngay cả quảng cáo bằng lời nói thông qua kênh radio cũng được xem là một hình thức Digital Marketing.
Digital Platforms (Nền tảng Digital)
Được hiểu đơn giản là một hệ thống cơ sở hạ tầng riêng biệt được xây dựng nhằm giải quyết một nhu cầu cụ thể nào đó.
Ví dụ, Facebook là platforms mạng xã hội online giúp kết nối mọi người lại với nhau, hay CRM là nền tảng giúp đo lường đánh giá dữ liệu và còn nhiều nền tảng khác. Hầu hết các tương tác của người dùng trên các thiết bị Digital Marketing đều thông qua một platforms nào đó, các platforms mạng xã hội phổ biến như Facebook, Google, TikTok,… hay các platforms trong hệ sinh thái Apple, Apple TV, hệ điều hành IOS.
Cũng có thể xem Digital Platforms là các phần mềm hỗ trợ cho Digital Marketing, còn Digital Devices là phần cứng. Như khi dùng điện thoại để lướt TikTok và bạn thấy được những quảng cáo trên Tiktok thì điện thoại là Digital Devices, còn Tiktok là Digital Platforms, chúng kết hợp với nhau để đưa nội dung quảng cáo đến trước mặt bạn. Các công ty Getresponse, Clickfunnels thuộc mảng Digital Platforms, đây là các doanh nghiệp MarTech chuyên cung cấp nền tảng, giải pháp trong Digital Marketing.
Digital Media (Truyền thông Digital)
Thuật ngữ này đề cập đến các phương tiện để truyền tải thông điệp. Có 3 phương tiện truyền thông chính trong Digital Media là Paid Media, Owned Media, Earned Media.
- Paid Media: Là các kênh truyền thông trả phí. Ví dụ đối với Facebook Ads, Google Ads cần phải trả tiền thì nội dung quảng cáo của bạn mới được hiển thị.
- Owned Media: Là kênh truyền thông do chính bạn sở hữu, có thể kể đến đó là Website, Fanpage, Group do chính bạn lập ra.
- Earned Media: Là các kênh Media cho ai đó sở hữu và họ nhắc đến bạn. Ví dụ các kênh review sản phẩm chính là Earned Media của các sản phẩm được review với các điều kiện là nhãn hàng không trả tiền cho kênh, còn nếu họ bỏ tiền ra để được review sản phẩm của mình thì đây được gọi là Paid Media.
Các công việc như làm Facebook Marketing, Facebook Ads, Google Ads thì đó đều thuộc mảng Digital Media.
Digital Data (Dữ liệu Digital)
Trong Digital Marketing có một ưu điểm vượt trội so với kênh marketing truyền thống là người dùng luôn để lại “dấu vết” thông qua các dữ liệu hay còn gọi là Data. Nếu bạn vào website nào, bạn xem sản phẩm nào, bạn đặt hàng hay chưa,… tất cả đều được ghi nhận lại. Ưu điểm này giúp Digital Marketing trở nên chính xác hơn, tiếp cận đúng khách hàng và đúng thời điểm hơn so với các kênh marketing truyền thống.
Một thuật ngữ phổ biến trong Digital Marketing mà có thể bạn thường nghe dạo gần đây là Big Data, nó chính là Digital Data. Nếu bạn làm về Digital Marketing, bạn sẽ làm quen với các công cụ phân tích dữ liệu như Google Analytics, Google Data Studio, hoặc khi bạn chạy quảng cáo Facebook Ads, Google Ads thì bạn cũng sẽ làm việc với các Data thông qua công cụ báo cáo hiệu suất của các kênh đó.
Digital Technology (Công nghệ Digital)
Các thuật ngữ quen thuộc mà chúng ta thường hay được nghe đến như trí tuệ nhân tạo AI, công nghệ máy học Machine Learning,… được gọi chung là Digital Technology.
VI. Các công việc Digital Marketing phổ biến hiện nay
Thông qua các phương tiện truyền thông, có thể thấy mức độ phủ sóng rộng rãi của các công việc trong lĩnh vực Digital Marketing hiện nay. Với các ngành nghề khác, cơ hội việc làm chỉ phân bố chủ yếu trong một phạm vi nhất định. Nhưng đối với Digital Marketing, cơ hội thử sức ở các lĩnh vực đa dạng và khác nhau sẽ càng cao hơn. Dưới đây là một số các công việc Digital Marketing hiện nay đang được các bạn trẻ quan tâm:
Chuyên viên chạy quảng cáo (PPC Specialist) |
|
Chuyên viên SEO (SEO Specialist) |
+ Yếu tố người dùng: Đây là yếu tố cốt lõi nhất. Cần phải hiểu hành vi tìm kiếm của người dùng là như thế nào, họ search từ khóa ra sao, ý định mục đích tìm kiếm đằng sau những từ khóa đó là gì để từ đó tạo ra các nội dung bổ ích phục vụ cho họ. + Yếu tố Google: Cần phải am hiểu cách Google xếp hạng website của bạn, nó sẽ được xếp hạng thông qua các thuật toán và bạn cần phải am hiểu các thuật toán này. + Yếu tố Website: Cần am hiểu nhất định về quản trị web. Không nhất thiết phải là học IT mới làm được, chỉ cần biết rằng phải tối ưu những gì trên website của bạn và đề xuất cho bộ phận IT hoặc cho những người có chuyên môn. |
Chuyên viên Content Marketing (Content Marketing Specialist) |
|
Chuyên viên thiết kế hình ảnh |
|
Chuyên viên Digital Marketing (Digital Marketing Specialist) |
|
Chuyên viên Email Marketing (Email Marketing Specialist) |
|
VII. Những kỹ năng cần thiết để trở thành một Digital Marketing chính hiệu
Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của ngành digital marketing, các digital markers không thể bỏ qua những kỹ năng sau đây:
Kỹ năng chụp ảnh sản phẩm và quay video
Bộ phận Digital Marketing của doanh nghiệp chắc chắn sẽ có bộ phận sản xuất nội dung content và hiện nay các định dạng nội dung trên Digital có nhiều định dạng khác nhau trong đó có 3 định dạng chính là bài viết, hình ảnh và Video.
Nhiều bạn sẽ nghĩ rằng nếu muốn làm trong bộ phận content thì chỉ cần biết viết thôi là đủ, còn việc thiết kế và quay chụp thì sẽ có bộ phận khác đảm nhận. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra với các doanh nghiệp lớn bởi họ có bộ phận content rất đông nhân sự và được chuyên môn hóa công việc riêng.
Còn nếu bạn muốn làm việc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì họ lại rất cần khả năng kiêm nhiệm của bạn. Vì vậy nếu bạn muốn làm tốt công việc về content, muốn có nhiều cơ hội công việc thì bạn cần thiết trau dồi khả năng chụp ảnh sản phẩm và quay video.
Kỹ năng thiết kế đồ họa
Cần trang bị các kỹ năng sử dụng các phần mềm về đồ họa như Photoshop (Ps), Illustrator (Ai), Premiere (Pr), After Effects (Ae),…những kỹ năng này sẽ bổ trợ cho kỹ thuật chụp ảnh sản phẩm và quay video, giúp bạn có thể chủ động trong việc sản xuất ra một content.
Phân tích dữ liệu
Đây là kỹ năng rất cần thiết cho một Digital Marketer. Tuy rằng không đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm như một chuyên gia phân tích dữ liệu nhưng bạn cần truyền tải được thông tin qua các con số. Cụ thể là cần tìm ra được nguyên nhân và phương án giải quyết thông qua việc thu thập và phân tích dữ liệu.
Qua đó bạn sẽ biết được các thông tin như lượt tương tác cho tất cả các bài đăng của bạn, biết được bao nhiêu lượt người bấm vào xem bài viết của bạn hay bao nhiêu người lướt bỏ đi bài viết của bạn,… Những con số này chính là thước đo đong đếm kết quả cho mọi chiến dịch quảng bá của bạn.
Content Marketing
Trong giới Marketing có một câu rằng là “Content is King”. Vì vậy nếu muốn gặt hái được thành công trong ngành này thì nhất định bạn không thể bỏ qua kỹ năng làm content marketing. Các loại content marketing phổ biến nhất có thể kể đến như Social Media, Blog, Email, Video, Podcast, Case studies, E-books,…
Content marketing vốn đã là một khái niệm khá rộng và đa dạng, bao gồm tất cả các hoạt động sáng tạo, tìm kiếm và quảng bá nội dung nhằm thu hút lượt người xem, từ đó tăng mức độ nhận diện thương hiệu và tạo ra một lượng khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
Viết và biên tập
Các hình thức tiếp thị kỹ thuật số hầu hết đều cần tới sự trợ giúp của nội dung như từ các bài viết SEO trên blog, các bài post trên kênh social media, email gửi đến khách hàng hoặc việc xây dựng hình ảnh, quay video cho doanh nghiệp.
Chính nhờ sự phổ biến nhanh chóng của tiếp thị nội dung, kỹ năng viết tốt trở thành một trong các kỹ năng mềm quan trọng. Nếu rèn luyện được kỹ năng này thì chắc chắn đây sẽ là một lợi thế lớn dành cho bạn khi muốn đi xa trong giới Digital Marketing.
Kỹ năng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO và SEM)
SEO được viết tắt bởi cụm từ Search Engine Optimization là hoạt động tối ưu một trang web nhằm nâng cao thứ hạng của trang web đó trên kết quả tìm kiếm. Mục đích cuối cùng của SEO là kéo nhiều lượt truy cập về cho một trang web. SEO là một kỹ năng digital marketing quan trọng luôn luôn được các công ty mong đợi từ ứng viên.
SEM được viết tắt bởi cụm từ Search Engine Marketing, có thể hiểu là tiếp thị công cụ tìm kiếm. SEM bao gồm các kỹ thuật tối ưu hóa công cụ tìm kiếm có trả phí và không trả phí nhằm đưa website lên thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm.
VIII. Nên học ngành Digital Marketing ở đâu?
Việt Nam
Tại Việt Nam, ngành Digital Marketing đang thực sự bùng nổ và trở thành một ngành “hot” nhất. Việc học trong nước cũng có giúp người học có thể tiết kiệm chi phí học tập hơn so với việc du học, cũng như nhiều khó khăn khác như rào cản ngôn ngữ, khác biệt văn hóa,… Một số ngôi trường bạn có thể tham khảo để có thể du học trong nước:
- Đại học FPT
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học RMIT
- Đại học Ngoại thương
- Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
- Đại học Tài chính – Marketing
- Đại học Văn Lang
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
>> Xem thêm: Bảng xếp hạng 100 Trường đại học Việt Nam
Hàn Quốc
Đại học Chung Ang
Hàn Quốc được đánh giá là đất nước làm Marketing thành công nhất Châu Á. Dự án Marketing lớn nhất và thành công nhất của Hàn Quốc là Dự án Hallyu. Vì thế Hàn Quốc cũng là môi trường tốt để bạn lựa chọn du học ngành Marketing. Một số ngôi trường bạn có thể tham khảo để có thể du học tại Hàn Quốc:
>> Xem thêm: BXH Top 100 trường đại học Hàn Quốc tốt nhất
Mỹ
Nước Mỹ được xem như cái nôi của nhiều chuyên gia marketing hàng đầu thế giới, với nhiều chiến dịch lớn về Marketing mang đầy tính sáng tạo và ấn tượng. Một số ngôi trường bạn có thể tham khảo để có thể du học tại Mỹ:
- University of Michigan
- University of Pennsylvania
- New York University
- Du học ngành Digital Marketing “tại chỗ”
Úc
RMIT University
Một đất nước phát triển về ngành công nghệ kỹ thuật số hàng đầu thế giới. Với hơn 90% người dân thực hiện hành vi mua hàng online thì hẳn ngành Digital Marketing của Úc cũng rất phát triển. Một số ngôi trường bạn có thể tham khảo để có thể du học tại Úc:
- Swinburne University of Technology
- RMIT University
- George University
- Macquarie University
- Latrobe University
Singapore
Là một trong những quốc gia nổi tiếng về nền kinh tế hiện đại và phát triển bậc nhất thế giới cùng với nền giáo dục tiên tiến được đánh giá cao, thế nên Singapore cũng là một lựa chọn lý tưởng để du học chuyên ngành Digital Marketing. Một số ngôi trường bạn có thể tham khảo để có thể du học tại Singapore:
- Học viện Kaplan
- Học viện MDIS
- SIM Global Education
- Đại học James Cook
- Học viện ERC
Dù là công việc gì, lĩnh vực nào đi chăng nữa thì trước tiên chúng ta cần phải tìm hiểu và hiểu được ưu nhược điểm, tiềm năng mà lĩnh vực đó mang lại. Bài viết trên đây Zila đã cung cấp cho các bạn một lựa chọn nghề nghiệp có xu hướng trong thời đại mới để bạn có thể xác định công việc tương lai của bản thân. Nếu yêu thích sự sáng tạo, mong muốn được trải nghiệm môi trường làm việc trẻ trung, năng động với nhiều lĩnh vực đa dạng thì công việc Digital Marketing thực sự sẽ là một lựa chọn đáng thử!
Tổng hợp bởi: Zila Team
>> Xem thêm: |
Zila là trung tâm chuyên về du học Hàn Quốc và luyện thi Topik có trụ sở tại Hồ Chí Minh. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn du học Hàn Quốc, Zila là một trong những trung tâm du học Hàn Quốc uy tín nhất hiện nay. Gần như tất cả thông tin du học Zila đều có thể giải đáp và cung cấp đến học viên và phụ huynh. Bất kỳ thắc mắc về điều kiện du học Hàn Quốc, trường đại học Hàn Quốc, chi phí du học Hàn Quốc, học bổng du học Hàn Quốc… đều được đội ngũ Zila tư vấn một cách tận tình. Liên hệ ngay Zila để được giải đáp mọi thông tin một cách ĐẦY ĐỦ, CHÍNH XÁC và MIỄN PHÍ. Hoặc bạn có thể xem thêm Dịch vụ tại Zila Education.
—
LIÊN HỆ NGAY
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC ZILA
☞ CN1: ZILA – 18A/106 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Đakao, Q.1, TP. HCM
☎ Hotline CN1: 028 7300 2027 hoặc 0909 120 127 (Zalo)
☞ CN2: ZILA – Tầng 3 (KVAC), 253 Điện Biên Phủ, P.7, Q.3, TP. HCM
☎ Hotline CN2: 028 7300 1027 hoặc 0969 120 127 (Zalo)
Email: contact@zila.com.vn
Website: www.zila.com.vn
Facebook: Du học Hàn Quốc Zila